7 lần khám thai cực kỳ quan trọng mẹ bầu cần phải biết

Khám thai là việc cần thiết giúp mẹ biết được tình trạng phát triển thai nhi, để kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của cả bé và mẹ.Vì vậy, mẹ đừng quên 7 thời điểm khám thai cực quan trọng này nhé.

  1. Khám lần 1: tuần 11-13
    1. Siêu âm hình thái lần 1
      •  Các lần siêu âm hình thể thai trong gói có thể giúp phát hiện các dị tật gì của thai nhi
      • Siêu âm hình thể thai nhi có thể giúp phát hiện, đánh giá cơ bản về hình thái bên ngoài: hộp sọ, chi, bàn tay, bàn chân, sứt môi, hở hàm ếch, thoát vị bụng, cột sống... Cấu trúc bên trong cơ thể, não, phủ tạng, khối u...
      • Thời điểm siêu âm thai đầu tiên là khi thai nhi được 11 - 14 tuần (tốt nhất 12 tuần)
        • Giai đoạn quan trọng để tính tuổi thai một cách chính xác, đo khoảng sáng sau gáy
        • Một chỉ tiêu để tiên đoán nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể và một số dị dạng hình thái của thai, nghiên cứu hình thái sớm của phôi thai: hệ thần kinh, cột sống, tim
        • Lồng ngực, hệ tiết niệu, các chi.
    2. Công thức máu lần 1
      • Trong quá trình khám thai  có thể làm công thức máu nhiều lần để đánh giá tình trạng thiếu máu của thai phụ.
    3. Nhóm máu
      • Nhằm biết được nhóm máu, đặc biệt với nhóm máu hiếm: AB để sớm có phương án xử trí trong các trường hợp cần phải can thiệp
      • Ngoài ra xét nghiệm nhóm máu còn giúp phát hiện nhóm máu Rh+ hay Rh-
        • Nếu nhóm máu Rh-, cần phải xét nghiệm nhóm máu cho chồng, nếu chồng cũng là Rh- thì không cần phải điều trị vì con sẽ mang nhóm máu Rh-)
        • Nếu chồng có Rh+ (Con có khả năng cao mang nhóm máu Rh+, máu Rh+ khi qua cơ thể mẹ Rh-, cơ thể bà mẹ sẽ sản sinh ra kháng thể kháng lại nhóm máu Rh+ và đến lần mang thai sau lượng kháng thể này tăng lên đủ để gây nguy hiểm cho thai), phải điều trị cho sản phụ ngày sau sinh hoặc ngay sau khi làm thủ thuật có chẩy máu (sẩy thai, nạo thai, khâu eo tử cung....) nhằm giúp lần mang thai sau được an toàn.
    4. HbsAg
      • Nếu mẹ bị HBsAg dương tính, trong quá trình mang thai, bà mẹ cần được tư vấn sớm với các bác sĩ chuyên khoa (nội tiêu hóa và các bệnh gan-mật) để có thể điều trị sớm cho mẹ
    5. HIV
      • HIV: xét nghiệm HIV là bắt buộc ngay khi bắt đầu biết co thai nhằm:
        • Nếu HIV dương tính, thai nhỏ hơn 22 tuần: tư vấn cho sản phụ khả năng lây truyền sang con dù có được điều trị, và tư vấn để sản phụ tự quyết định sinh hay bỏ thai.
        • Nếu để sinh, tư vấn về các phương pháp điều trị để giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.
    6. Rubella
      • Rubella xác định tình trạng nhiễm virus Rubella hay không vì nguy cơ gây thai bất thường của virus này rất cao ở 3 tháng đầu: Làm xét nghiệm ngay lần đầu khám thai
      • Giang mai
        • Giang mai: phát hiện giang mai bẩm sinh ở trẻ với những bà mẹ bị giang mai.
      • Toxoplasma
        • Toxoplasma IgG là loại ký sinh trùng thường lây nhiễm từ phân, lông chó mèo có thể gây chết thai, viêm não, viêm võng mạc, viêm gan, phù rau thai... làm IgG và IgM để xác định tình trạng nhiễm bệnh để có thể điều trị...:  Làm xét nghiệm ngay lần đầu khám thai
  2. Khám lần 2: tuần 16-18
    1. Triple test: làm theo tư vấn của bác sĩ
      • Xét nghiệm triple test để loại trừ khả năng thai nhi bị down.
  3. Khám lần 3: tuần 21-23
    1. Siêu âm hình thái lần 2
    2. Tetavac mũi 1 (Tiêm phòng uốn ván)
  4. Khám lần 4: tuần 25-27 (Công thức máu lần 2)
    1. Nghiệm pháp đường huyết
      • Nghiệm pháp dung nạp đường huyết: Đánh giá khả năng chuyển hóa đường của bệnh nhân có tốt hay không, kiểm tra ngy cơ bị đái tháo đường thai nghén. Để có thể điều chỉnh lượng đường huyết trong máu trở lại bình thường:  Làm xét nghiệm ở tuần 25- 26
    2. Tổng phân tích nước tiểu lần 1
      • Tổng phân tích nước tiểu: Phát hiện nhiễm trùng đường tiểu tiềm ẩn (nhiễm trùng đường tiểu gây sẩy thai, đẻ non).
      • Ngoài ra phát hiện protein trong nước tiểu trong bệnh lý Tiền sản giật.
    3. Tetavac mũi 2 (cho sản phụ con so)
    4. Lưu ý: Nhịn ăn để làm xét nghiệm
  5. Khám lần 5: tuần 31-33
    1. Siêu âm hình thái lần 3
      • Thời điểm đánh giá tốt nhất về sự phát triển của thai nhi, phát hiện một số bất thường muộn như cấu trúc não hay một số bất thường của tim thai là vào khoảng tuần thứ 32
  6. Khám lần 6: tuần 35-36 (Công thức máu lần 3)
    1. Đông máu
      • Đảm bảo cuộc đẻ an toàn , Tránh bệnh nhân sau sinh băng huyết
    2. Liên cầu nhóm B (cấy dịch âm đạo)
      • Streptococcus B: Là liên cầu khuẩn nhóm B, thai phụ bị nhiễm loại liên cầu này (ở đường sinh dục và tiêu hóa) thì con có nguy cơ viêm phổi viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến tử vong nên phải làm xét nghiệm cấy dịch , Kết quả cấy dịch âm đạo có sau 5 đến 7 ngày  âm đạo ở tuần 35-36. Nếu xét nghiệm dương tính điều trị kháng sinh khi bắt đầu chuyển dạ để ngừa lây sang con.
    3. Tổng phân tích nước tiểu lần 2
    4. Khám bác sĩ gây mê
      • Thường là sau tuần lễ thứ 36 các sản phụ sẽ khám với BS Gây mê
  7. Khám lần 7: tuần 38-39
    1. Theo dõi máy Monitoring sản khoa
      • Là một phương pháp để ghi lại cơn co tử cung và nhịp tim thai trên giấy, qua đó bác sĩ có thể đánh giá tình trạng cơn co tử cung khi có dấu hiệu dọa đẻ non (khi thai chưa đủ tháng mà có tình trạng đau bụng hoặc ra máu âm đạo) hoặc thai đến gần ngày sinh. Ngoài ra qua đó đánh giá biến đổi của tim thai theo cơn co tử cung để có hướng theo dõi và xử trí thích hợp trước chuyển dạ hay trong chuyển dạ.
  8. Tìm hiểu thêm:
    1. Chương trình theo dõi thai (tuần 06 - 40)
    2. Chương trình theo dõi thai (tuần 14 - 40)
    3. Chương trình theo dõi thai (tuần 36 - 40)

Bình luận (2)

  • uritisy

    uritisy

    27/10/2022

    Computer aided semen analysis CASA best price cialis 20mg

  • glutlek

    glutlek

    19/04/2022

    Propecia Posologia Sin [url=https://bestadalafil.com/]Cialis[/url] Dmbrhl generic cialis tadalafil Pedidos De Viagra Fpstoy Kxtdwt Viagra Online Vipps https://bestadalafil.com/ - discount cialis

  • 1

Viết bình luận

Liên hệ với chúng tôi